Chuyện hòa giải, hòa hợp (Phần 2) - Dân Làm Báo

Chuyện hòa giải, hòa hợp (Phần 2)



Bảo Giang (Danlambao) -  ...Đảng ta đã chiếm vị thế độc tôn, không một kẻ nào dám cản con dao của bác, cần gì phải hòa giải, hòa hợp với ai? Có nói là nói cho có chuyện vậy. Mọi đảng viên đều nhất quán. Còn đảng còn mình, còn quyền lợi, còn gian trá. Phần chúng còn bị lừa và bị lừa cho đến chết! Theo đó, chuyện “Trâu buộc thường ghét trâu ăn” thời nào chẳng có. Đảng ta bị nhân dân đánh giá là bọn cướp. Nhưng ta cướp có chính quyền, có quốc hội, có tòa án, có đủ mọi quyền lực từ trên xuống dưới. Thực dân phong kiến không thể đem ra so sánh với ta...

*

II. Có thể hòa giải với cộng sản không? 

Theo nguyên tắc là có. Có, với những điều kiện pháp lý công bằng và bình đẳng (hay như tôi viết ở phần trên). Sự đồng thuận này bắt nguồn từ sự bao dung, tha thứ bởi dòng máu của dân tộc. Nó bắt nguồn từ sự hy sinh vô bờ bến của người Việt Nam, muốn “chín bổ làm mười” để cùng nhau bảo vệ giống nòi, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của cha ông. Để từ đó, người dân có cơ hội xây dựng lại một đất nước đã bị tan hoang bởi cộng sản, bởi lớp Cù thị HCM, hơn là nhu cầu phải làm cuộc hòa giải và sống chung với cộng sản. Nghĩa là, vì yêu quê hương, quốc dân Việt Nam sẵn sàng bao dung mở đường cho cộng sản biết sám hối và quay về với cộng đồng dân tộc. Như thế, những điều kiện Công Bằng, Bình Đẳng trước pháp luật và công quyền phải được coi là những bậc thang êm ái, như một cái cầu nối yêu thương nhằm giúp cho tập đoàn cộng sản bớt mặc cảm tội lỗi khi quay về để cho cuộc Hòa Giải bắt đầu. Phần Hoà Hợp sẽ là những bước tiến sau.

Không, Không bao giờ. Không bao giờ như nhiều ý kiến khác cho rằng: Nó phải chết. Phải chết bởi vì những tội ác diệt chủng của nó. Nó phải chết vì hai bên luôn có hai hướng đi nghịch chiều nhau. Đồng bào Việt Nam yêu quê hương và yêu dân tộc của mình. Cộng sản thì theo Hồ chí Minh người Tàu, gốc Hẹ, chọn con đường phản bội dân tộc, yêu chủ nghĩa vô Gia Đình, vô Tổ Quốc, vô Tôn Giáo. Chúng đã tạo ra một xã hội hỗn loạn, mất gốc, đã bán rẻ giang sơn và dân tộc Việt Nam cho Tàu cộng. Theo đó, chuyện Hòa Giải, Hòa Hợp với CS sẽ là không bao giờ. “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì chúng làm” Phương ngôn ấy còn nguyên giá trị và những bài học đắng cay! 

Dĩ nhiên, là không ai trách ai cả, dù họ nói có thể, hoặc là không bao giờ. Bởi lẽ, đó là những lý do tích cực, chủ quan mà mỗi người đã trải qua. Trải qua bằng chính kinh nghiệm của mỗi người từ hai đối tác là Quốc dân Việt Nam và tập đoàn Cộng sản. Nhưng dù có, dù không, cả hai đối tác này đều có chung một nhận định: 

1. Những kẻ trộm cướp khó bỏ nghề

Trộm, cướp, dĩ nhiên, không phải là một cái ngành hay nghề chuyên nghiệp. Nhưng kẻ đã quen tay, coi việc chôm chỉa, ăn trộm, ăn cướp là một cách sinh nhai chính thì hầu như không bỏ được cái “nghề” này. Nó vào tù ra khám, rồi lại vào tù, nên cha ông ta đã bảo: “trẻ bắt trộm gà, già dắt trộm trâu” là vậy. Tuy thế, kẻ trộm cướp không thể khống chế xã hội. Nó có thể làm xỉ nhục cho quốc gia như trường hợp các chiêu đãi viên hàng không và phi công của cộng sản kiêm nghề chôm chỉa, ăn trộm ở Nhật, Úc, hay đại Hàn. Hoặc làm băng hoại xã hội như ở Việt Nam hiện nay. Nhưng khi cộng sản là kẻ cướp, nó trở thành vấn nạn nghiêm trọng phá hủy toàn diện mặt đời sống cũng như luật lệ, pháp quyền của xã hội. Tại sao? 

a. Tại cách nhìn từ phía đảng cộng sản. 

Ngày nay, mọi đảng viên cộng sản đều tâm niệm rằng: Họ là người khác người. Khác từ việc được đào tạo đến lối sống. Họ được đào tạo để gian dối, để “căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” (Đèn Cù), được đào tạo để tiêu diệt, xỉ nhục nhân bản tính của con người (như trường hợp Nguyễn tấn Dũng công khai chửi Mỹ, xỉ nhục con gái theo Mỹ, lấy Mỹ, xin vào quốc tịch Mỹ?). Trong khi người dân Việt học giáo huấn yêu thương đồng loại và bao bọc đồng bào của mình. Từ đó là một khác biệt. Đến khi đi theo bước chân vô đạo, bất nhân, bất nghĩa của HCM, CS cướp được chính quyền vào ngày 2-9-1945. Rồi trải qua một cuộc chiến với súng đạn do Tàu, Nga cung cấp, và lòng yêu nước nhiệt tình của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam góp sức, CS đã chiếm được nửa phần lãnh thổ theo hiệp định Geneve 20-7-1954, sự khác biệt càng lớn hơn. 

Từ đây, đảng CS ta tách ra khỏi nhân dân Việt Nam, lệ thuộc vào Trung cộng mà thành lập nhà nước VNDCCH. Đảng CS tự cho mình thế đứng trên cả đất nước và dân tộc Việt, tự cho các đảng viên CS nắm giữ quyền lực, quyền lợi tuyệt đối. Theo kế sách của Tàu cộng, "đảng ta" đã có chiến thắng vĩ đại đầu tiên sau khi thành lập nhà nước cộng sản là cuộc tắm máu nhân dân Việt Nam rùng rợn chưa từng có trong lịch sử. Với cái chết của hơn 172000 người vào những năm 1953-56, mà đá cũng phải nát gan, "đảng ta" đã thành công trong việc tạo ra sự sợ hãi toàn diện. Cái búa, cái liềm của “bác” trở thành thánh vật, có uy quyền tuyệt đối của đảng trong việc chỉ huy toàn thể mọi lực lượng trong xã hội. Từ đó, sự chết, cuộc bạo tàn và man rợ bám lấy mọi người trong từng hơi thở, câu nói, ánh mắt. Dĩ nhiên, mục đích chính của cuộc tắm máu là muốn đánh gục mọi đối kháng của mọi tầng lớp dân tộc Việt Nam, kể cả những người đã hy sinh xương máu cho đảng ta trong cuộc kháng chiến cướp chính quyền. Cuộc tắm máu này đến nay vẫn chưa chấm dứt, nó chỉ biến sang một hình thức khác tinh vi hơn. Kết qủa, "đảng ta" đã hoàn toàn thành công trong việc chế ngự đời sống người dân đất Bắc, đưa đảng viên lên một vị thế khác biệt với người đồng chủng. Sau khi đã tắm máu đồng bào, đảng ta đã lùa người dân vào cuộc chiến đầy máu và nước mắt với dân miền Nam để bảo vệ biên giới cho Tàu cộng mà không có một ai dám hé răng kêu than nửa lời. 

Cuối cùng, cuộc chiến mở rộng đường cho CS tràn về phương Nam đã thi hành đúng kế hoạch. Sau ngày 30-4-1975, Mỹ cút, Tàu vào, "đảng ta" nhờ đó đứng trên đỉnh cao của chiến thắng và nhân dân cả nước được làm nô lệ. Từ đó tất cả đảng viên đã tiến nhanh trên mọi trận tuyến và không gặp bất cứ một trở ngại nào: Muốn nhà, có nhà. Muốn đất, có đất. Muốn có tiền, "đảng ta" đổi tiền, biến một đồng đô la của thằng Mỹ từ hơn 500 bạc ngụy lên đến 20,000.00 tiền hồ, cả nước thành triệu phú mà đói rách! Riêng quyền lực và luật lệ do "đảng ta" điều hành đã hoàn toàn làm chủ mọi cơ chế, mọi tổ chức. Đảng đã đứng trên đỉnh cao, đạt tới những thành tích chưa từng có trong lịch sử. “Hoàng Sa, Trường Sa ta để cho người anh em Trung Quốc giữ hộ, khi nào ta cần, thì anh em trả lại”! (Đèn Cù). Đường biên giới có từ nghìn năm trước, nay "đảng ta" kế hoạch vẽ lại, để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bờ biển Tục Lãm, quá nửa vịnh bắc bộ thành đất của Tàu cộng làm cho tình hữu nghị thêm bền chặt! Riêng phần đất trong nội địa thì... rộng quá, dân ở không hết nên đảng phải ký giấy sang nhượng, hay cho ngoại bang thuê mướn dài hạn không thuế. Đó là sách lược, là quyền lực của đảng, cứ đời đời tiến lên! 

Tóm lại, "đảng ta" đã chiếm vị thế độc tôn, không một kẻ nào dám cản con dao của bác, cần gì phải hòa giải, hòa hợp với ai? Có nói là nói cho có chuyện vậy. Mọi đảng viên đều nhất quán. Còn đảng còn mình, còn quyền lợi, còn gian trá. Phần chúng còn bị lừa và bị lừa cho đến chết! Theo đó, chuyện “Trâu buộc thường ghét trâu ăn” thời nào chẳng có. "Đảng ta" bị nhân dân đánh giá là bọn cướp. Nhưng ta cướp có chính quyền, có quốc hội, có tòa án, có đủ mọi quyền lực từ trên xuống dưới. Thực dân phong kiến không thể đem ra so sánh với ta. Ta là chủ thể dân tộc, chống ta là chống đất nước. Ta có lý luận cơ bản vững chắc như thế. Ai dám cản đường, phải không? Phải, đồng chí nói gì cũng phải! 

b. Từ cách nhìn của người dân. 

Chúng ta không lạ gì những chuyện CS tự bốc nhau giống con vẹt như thế. Bởi vì, chưa lúc nào cộng sản sợ cuộc tan vỡ của đảng cộng sản hơn lúc này. Nói toạc ra, đây là lúc cộng sản lo sợ cuộc tắm máu sẽ tái diễn. Dĩ nhiên, cuộc tắm máu này không phải là nhân dân, hay của những ngưòi chống cộng sản. Trái lại, chính là những kẻ đã gây ra tội ác với nhân dân Việt Nam trong mấy chục năm qua. Nên từ trên xuống dưới vì quyền lợi, vì mộng mồ to mả đẹp chúng phải co cụm lại với nhau để bảo vệ đảng, và dùng tập thể công an, côn đồ với trên 200 viên tướng, ra tay bạo lực với nhân dân, với những cá nhân hay các đoàn thể, tôn giáo là để khỏa lấp sự sợ hãi đang bám lấy chúng từng ngày, từng giờ. Bởi lẽ, nếu cuộc vỡ bờ xảy ra, mà động lực chính là nhân dân, không ai dám bảo đảm sự an toàn cho chúng. 

Ở một chiều khác, người dân Việt Nam cũng có kinh nghiệm của chính mình. Họ biết CS không được đào tạo theo khuôn mẫu con người. Nên mọi lý lẽ, giao tiếp dành cho con người với con người, xem ra, không thể thực hiện được vời cộng sản. Theo đó, họ phải trực diện với sự thật, CS đồng nghĩa như bọn cướp nước. Nên đi đến bất cứ nơi đâu, người dân đều nhắc nhở nhau về tệ nam này. Khi thì trên báo chí truyền thông, khi qua câu chuyện. Khi thì ở giữa hội trường của cộng sản như TGM Kiệt đã nói trước mặt những cán bộ cao cấp tại Hà Nội vào ngày 20-9-2008 là: "có thể nói việc quản lý của cơ quan ( nhà nước) nào đó là chưa có hợp pháp. Trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý”. Chữ văn bản, pháp lý ở đây phải được hiểu là sự thể hiện ý chí Công Bình, Văn Hóa và Công Lý của luật pháp theo ý của toàn dân, nó không phải là thứ luật tự biên tự diễn của tập đoàn cộng sản đặt nền tảng trên hai chữ đấu tố, hoặc là quy hoạch! Tiếc rằng, chỉ có những đôi mắt ếch trơ ra nhìn nhau và nhìn đến con dao mã tấu của đảng. 

Thật ra, chuyện “đạo đức Hồ Chí Minh” là con dao mã tấu không phải tới bây giờ người dân mới biết. Trái lạ, họ đã biết từ mấy chục năm qua. Hơn thế, biết rõ tập đoàn cộng sản phải nhờ vào nó mà sống! Mất con dao, cộng sản sẽ bị tiêu diệt tức khắc. Theo đó, TGM Kiệt khi nói lên sự thật, con dao mã tấu của CS đã đè vào cổ ông. Ông bị chém văng khỏi Hà Nội, riêng “khu đất số 42 Phố Nhà Chung là tài sản của giáo hội Công Giáo Việt Nam, không phải của Tàu, cũng không phải của Tây” (NQK) với đầy đủ những văn bản hợp pháp từ trước khi Việt cộng xuất hiện ở Việt Nam vẫn bị Nguyễn thế Thảo, chủ tịch cái gọi là UBNDTP/Hà Nội, dùng dao cướp đoạt công khai theo kiểu quy hoạch! Tự do… làm cướp như thế, đứng trên cả luật lệ và công lý, nay bảo chúng từ bỏ tội ác và quyền lực thì quả là chuyện trời xa xuống đất! Trộm cướp vặt còn không bỏ nghề, làm sao đảng CS bỏ gian trá, tội ác! Nên chuyện hoà giải chỉ là con số không! Người dân muốn có ngày mai, tuyệt đối không thể ngồi chờ chúng tự giải thể, tự từ bỏ quyền lực, quyền lợi. Trái lại phải tựa vào nhau và vào thái độ của chính mình để làm cuộc hóa giải.. 

2. Thái độ của chúng ta về chuyện hòa giải. 

Hôm rồi, tôi xem một đoạn phim buồn, thật buồn. Chuyện phim trên cánh đồng hoang, có 5 con sư tử, hai con lớn, ba con nhỏ hơn đứng đối diện với một đàn trâu rừng ước tính gấp cả trăm lần đàn sư tử. Nếu đem lên bàn cân, tôi dám chắc là chỉ cần hai con trâu đứng hàng đầu kia đã nặng hơn cả năm con sư tử cộng lại. Tuy thế, cuộc chiến lại diễn biến một cách khác thường. 

Khởi đầu, con sư tử già há mồm, vươn cổ gầm lên vài tiếng, hai con nhỏ hơn, chạy tới chạy lui phụ họa. Đàn trâu với những cặp sừng nom cứng hơn cả thép đánh vòng trên đầu, ngừng gặm cỏ, đứng như xếp hàng, ngẩng cao đầu, quay nhìn về phía mấy con sư tử như chờ như đợi, như thách thức. Thêm vài tiếng gầm rú nữa, đàn trâu đứng xát nhau như đã vào thế trận. Tất cả những cặp sừng đều hướng về phía trước, chẳng một con nào lùi bước. Cho đến lúc ấy, đôi bên án binh bất động. Bất ngờ, con sư tử cái (tôi đoán thế) nhảy chồm về phía trước mặt con trâu đứng gần nhất. Trâu rừng cúi xuống làm một quả thật đẹp. Nó né sang một bên để tránh cú vồ của sư tử, đồng thời bước tới, dùng cái đầu với cặp sừng hất văng con sư tử té lộn ngược về phía sau. Trong lúc con sư tử bị húc té chưa kịp chồm dậy, trâu rừng tiến thêm vài bước. Hai ba con sư tử nhỏ hơn phóng ngay lại phía con trâu, cứu bồ. Một con nhử phía đầu, một con chồm lên phía hậu, ngoạm chặt lấy cái đuôi con trâu đầu đàn. Theo phản ứng, trâu dậm chân, đánh một vòng tròn hất văng con sử tử bám ở phía đuôi ra. Đợt đầu, nó thành công, nhưng bày sư tử lúc này như hung dữ hơn khi con sư tử bị hất văng lúc trước trở lại vòng chiến. 

Trong lúc, con trâu đang phải đối phó với vài con sư tử bám phía sau và bên hông. Con sư tử kia nhanh như chớp, rùn thân mình xuống và phóng nhanh đến ngoạm chặt vào lườn họng con trâu và cố ghì nó xuống. Con trâu chồm chân lên, lắc mạnh cái đầu, nhưng con sư tử không nhả mồi. Cùng lúc với những bước trong thế giằng co, trâu rời xa đàn thêm vài bước, đủ có khoảng trống cho hai con khác nhảy vào tiếp sức. Một con nhào đến cắn phía dưới bụng, một con nhảy lên lưng và con khác ghì phía đuôi. Con trâu bị dáng đòn nặng, không còn ham chiến. Nó như cố vùng vẫy để thoát thân. Thời đã muộn, con sư tử đầu đàn chồm về phía đàn trâu, rống lên những tiếng đinh tai nhức óc. Thắng thế, con sư tử trên lưng trâu phóng theo tiếng gầm của sư tử bố, chạy thẳng về phía đàn trâu đang đứng trơ mắt ra nhìn “anh hùng” bị nạn. Thay vì một hai ba, cả ngàn con cùng tiến lên phía trước. Khi ấy, không phải chỉ cứu được đồng bạn mà cả đàn sư tử hống hách kia, nếu chậm chân có thể sẽ bị đạp nát dưới hàng ngàn móng trâu. Tiếc rằng, con trâu to lớn đứng gẫn nhất, sau khi nhìn bạn đồng hành ăn đòn nặng và nghe tiếng gầm rú với vài ba con sư tử con nhảy múa. Nó hoa mắt, rẽ sang một bên và ba chân bốn cẳng chạy bỏ hiện trường. Cảnh chiến trường tan vỡ nhanh. Đàn trâu hàng ngàn con vội vã quay đầu, tháo chạy… 

Thấy đàn bỏ chạy, con trâu lực lưỡng kia mắt nhìn ngơ ngác. Nó cố vùng vẫy để thoát thân. Chỉ là tuyệt vọng. Chạy được mấy buớc, nó qụy xuống khi con sư tử đầu đàn phóng đến ngoạm vào dưới cổ họng nó và ghì xuống. Cùng lúc hai con khác liên tiếp tấn công vào phần hiểm dưới bụng. Sức tàn, nó ngã vật xuống đất, mắt nó ứa lệ nhìn theo bóng đàn dần khuất trong bão đất mịt mù. Lúc này chen lẫn giữa những tiếng móng chân rầm rập trên mặt đất là tiếng rống bi thương thoát ra từ cái cuống họng bị cắn chặt từ hai bên. Nó khóc, nó kêu gào đau thương cho nó, hay cho số phận của loài trâu? Lũ sư tử kéo nó nằm ngửa bốn chân chổng lên trời. Nó vẫn từng chập nghé… ngọ… trong lúc những cái chân vẫy đạp vào khoảng trống… 

Vâng, bạn bảo tôi, đây là hai loài thú khác nhau. Một bên tìm mồi, một bên được coi là miếng thịt, nên khó tránh cảnh nát gan này. Chỉ tội cho “anh hùng” phải hy sinh cho cả đàn được thoát. Phải chi, vâng phải chi cả đàn trâu đừng quay đầu, cứ nhắm phía trước mà chạy tràn, trâu “anh hùng” có chết thì lũ sư tử cũng nát dưới nghìn móng đạp. Lẽ nào bạn mình chết bi thương, lẻ loi! 

Liệu người Việt Nam ta có phải nhận chịu số phận bị làm thịt như thế này mãi hay không? Bạn bảo là không. Không, bởi vì cộng sản không phải là loài sư tử, dù chúng man rợ bạo ác, từng cắn xé, giết dân ta để máu loang đỏ phố, hay chảy thành dòng trên những cánh đồng. Không vì dân ta cũng không bị trời đày làm miếng thịt. Trái lại, là một chủng tộc có đầy đủ nhân sinh quan và lý lẽ để sống. Theo đó, nếu ta đứng lên, rồi cùng tiến về phía trước. Bầy đoàn kia chắc chắn phải chết dưới gót chân của hơn 90 triệu con người phải không? Tiếc rằng, ta đã sợ hãi chúng một cách quá mức bình thường, chưa vào cuộc đã mắt trước mắt sau bỏ chạy. Hoặc giả, tự kỷ lấy thân. Đã thế, còn bị những kẻ tà tâm, sống với ta, nhưng hại ta vì những luận điệu rỉ tai có lợi cho chúng. Nay thì bảo là nó đã chết rồi, để ta không phòng bị. Mai lại cho rằng nó có thể hòa hợp hòa giải, làm cho lòng người thêm ly tán, thêm bất đồng, thành bất động. Rồi vô cảm đứng nhìn nó tiếp tục cắn xé dân ta ra từng mảnh vụn. 

Chuyện cuốn phim buồn chưa nguôi, bạn tôi kể: Căn nhà của ông Việt, nằm giữa hai người hàng xóm lạ đời. Người thứ nhất, giáo Vạn, quần áo ra chiều bảnh bao, mồm miệng thì không thua hàng tôm hàng cá. Lão được dân làng xếp vào diện “ấm ớ hội tề”. Chữ “hội tề” theo tôi hiểu là để ám chỉ đến những người chống cộng theo kiểu “vào tề”, lập đồn bót chống Việt Minh rất quyết liệt ở ngoài Bắc trước khi di cư vào Nam. Cha mẹ tôi cũng từng sống trong làng tề. Giáo Vạn diện “vào tề” nhưng bụng không “tề” nên bị gọi là ấm ớ! Người thứ hai, bà ấm Dân, con cụ tú Bình. Cụ tú thuộc hàng tiên chỉ trong làng, sinh được một cô con gái, nên được gọi là ấm. Tuy tên của bà được lót chữ ấm, nhưng chắc cả đời chưa hề biết đến chữ đầm ấm yên vui là gì. 

Sở dĩ có câu chuyện bi đát này là vì, thời còn trẻ, cô ấm Dân là người tài sắc, trai làng dù nhiều người muốn cầu thân, nhưng kém vai vế nên chẳng dám mon men đến đầu ngõ nhà cụ tú. Kịp đến lúc loạn lạc, Việt Minh về, cả làng phải chạy loạn, Cụ tú cũng gồng gánh ra đi. Trên đường chạy loạn, một chàng trai làng bên, nom thấy đôi quang của cụ tú nặng những của cải, nên đã ra tay nghĩa hiệp, ghé vai vào gánh đỡ cho cụ tú. Lúc đầu cụ e ngại, nhưng khi hỏi thăm biết chàng trai cùng chạy loạn thuộc diện con quan, nên mỉm cười. Sức trai trẻ, cậu ta còn gánh đỡ hàng cho cả bà tú và cô con gái! Vì cái nghĩa cử ấy, sau ngày trở về làng, Quang thành rể nhà cụ tú Bình! 

Những tưởng rằng con gái tốt phận, ai ngờ cụ tú ngậm phải bồ hòn ngay sau ngày cưới rể cho con. Lý do, Quang không phải là con của ông quan mà cụ tú biết tên. Y chỉ là người ăn đậu làm công trong nhà viên quan này thôi. Tuy thế, cụ tú còn gặp may là gia đình viên quan đã bỏ làng, đi tây, nên chuyện lý lịch của Quang không bị đổ bể ra ngoài. Sau khi cộng về làng, cụ tú rồi bà buồn rầu, rủ nhau quy tiên. Có nhiều người bảo là do Quang đấu tố. Thế là sản nghiệp nhiều đời của cụ tú rơi vào tay chàng rể qúy. Quang dở thói xưa, rượu chè, cờ bạc với đám bất hảo nay là quan cán. Bán vườn, bán ruộng cờ bạc, rượu chè. Sau mỗi tuần rượu về là bà Dân và lũ con nhỏ thay nhau kêu khóc vì những đòn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân của thằng chồng bất lương, bất nghĩa. Lối xóm có khuyên bảo cũng bằng không. Chỉ tội cho bà ấm Dân, vì lũ con dại và vì cái nếp nhà của ông tú để lại nên chưa bỏ ra đi. Kết quả, chuyện bà Dân và lũ con bị thằng chồng vũ phu đánh đập trở thành chuyện bình thường như cơm bữa. Nó không còn là nỗi thắc mắc, bận tâm của hàng xóm nữa:

- Lũ con bà ấy đã lớn chưa, không phản ứng gì à? 

- Chẳng chờ bạn khuyên. Thấy cảnh thương tâm, hàng xóm có người đã xúi lũ con bà đã khá lớn, nên hợp với bà mà cho “nó” một trận, hoặc đưa ra công an để cho “thằng chả” chừa cái thói côn đồ đi. Lời khuyên này xem ra không tác dụng. Bởi lẽ, bà Dân không muốn gia đình tan nát. Kế đến, lũ con bà Dân đã ăn đòn từ nhỏ, cứ trông thấy mặt Quang là như thấy ông ba mươi (con cọp), nên đều lẩn trốn vào góc nhà cho yên chuyện. Phần hàng xóm mỗi ngày hai buổi sáng chiều, đều phải nghe cảnh khóc lóc, cảnh hò hét như thế riết rồi cũng.... quen! Hễ ngày nào thấy bà ấm không bị tím mặt, sưng mày lên là mừng cho bà. Ngoài ra, chẳng còn một cách nào khác. 

Bỗng một hôm, sau một đêm dông bão trong nhà bà, cuồng phong lại nổi lên khi trời vừa sáng. Hàng xóm nghe rõ từng tiếng thét gào, chủi rủa, van lạy, khóc lóc và đổ vỡ. Láng giềng ái ngại, thở dài ngao ngán khi thấy bà Dân chạy thoát ra giữa sân tế sao, gào trời, trách đất. Lão giáo Vạn nhanh chân chạy sang nhỏ to với bà ấm “bà cứ nghe nhời tôi, vào xin lỗi ông ấy là xong, vợ chồng thì nên hòa giải với nhau bà ạ. Nói dại, ông ấy trúng gió chết bà ở với ai?”. Khi ấy, ông Việt cũng ra khỏi nhà. Vừa nhìn rõ mặt ông Việt, lão giáo Vạn bỏ đi. Vợ chồng ông Việt đến bên bà Dân mà chẳng biết mở lời ra sao. Chỉ tội bà Dân quỳ giữa sân, nước mắt chảy ròng trên khuôn mặt thất thần. 

- Thôi bà ạ, số phận đã vậy, chắc ông giáo đã có lời khuyên can với bà. Đã không sống chung với nhau được thì nên dứt khoát mỗi người một nơi là hơn! Bà đã nhịn, nhưng còn lũ con cũng phải cho chúng sống nên người chứ! 

- Vâng, bà nói phải. Chuyện cũng lỡ rồi, tôi xin cậy nhờ ông bà một việc. 

- Chuyện gì thế hả bà? 

- Các cháu tuy lớn, tôi có dạy dỗ bảo ban chúng nhiều điều nhân nghĩa ở đời. Tuy thế, còn nhiều dại dột, chưa hiểu biết. Ông bà nếu gặp các cháu, xin coi chúng như con cháu mà cho chúng đôi lời dạy bảo. 

- Chỗ hàng xóm, tối lửa, tắt đèn có nhau, cần chì bà cứ cho biết. 

- Chuyện đêm rồi chúng tôi làm phiền hàng xóm, thật là xấu hổ. Ông bà bỏ qúa cho. Lại đến sáng nay, ông ấy nổi điên đánh con cái tàn nhẫn quá. Tôi thương các cháu, nhời qua lại, rồi xô xát. Tôi nhỡ tay đâm ông ấy một dao... chết rồi. 

- Bà bảo gì... ông ấy... chết rồi?

- Phải... ông ấy chết rồi... hy vọng không còn làm phiền hàng xóm nữa. 

Thái độ nào của chúng ta cần có cho cuộc gọi là “Hòa Giải” với tập đoàn cộng sản? Chấp nhận số phận bị làm thịt dần như cuốn phim buồn, hay vùng dậy một lần. Hy sinh chính mình để cho lũ con cháu ta có ngày mai? 

20/05/2015



_________________________________________



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo